Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015
IELTS Writing
http://www.dcielts.com/writing-2/writing-skills/
http://www.dcielts.com/writing-2/essays/
http://library.bcu.ac.uk/learner/Writing%20index.htm
https://www.youtube.com/channel/UC46EzjbLgMbzCStD1Q3DCPg
Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015
Some websites help us to improve English skills
GRE Test:
http://www.majortests.com/gre/
Using http://www.macmillandictionary.com/
Tip: https://anhxa.wordpress.com/2006/05/11/gre-la-m%E1%BB%99t-test-kho/
Blog:
http://verbaldiarrhea-laeldyck.blogspot.jp/?expref=next-blog
DailyStep English
https://www.dailystep.com/en/blogs?page=7
Confuse the words:
http://englishteststore.net/index.php?option=com_content&view=category&id=508&Itemid=564
Vocabulary:
https://www.englishclub.com/english-for-work/medical-vocabulary.htm
Essays for scholarship:
http://www.english-test.net/forum/ftopic141788.html
Tips for writing papers: http://www.roie.org/how.htm
Proposition after adjectives:
Listening:
1- http://www.eslfast.com/
2- http://www.esl-lab.com/?no_redirect=true
3- http://ed.ted.com/
4- https://www.ted.com/talks
http://www.majortests.com/gre/
Using http://www.macmillandictionary.com/
Tip: https://anhxa.wordpress.com/2006/05/11/gre-la-m%E1%BB%99t-test-kho/
Blog:
http://verbaldiarrhea-laeldyck.blogspot.jp/?expref=next-blog
DailyStep English
https://www.dailystep.com/en/blogs?page=7
Confuse the words:
http://englishteststore.net/index.php?option=com_content&view=category&id=508&Itemid=564
Vocabulary:
https://www.englishclub.com/english-for-work/medical-vocabulary.htm
Essays for scholarship:
http://www.english-test.net/forum/ftopic141788.html
Tips for writing papers: http://www.roie.org/how.htm
Proposition after adjectives:
Listening:
1- http://www.eslfast.com/
2- http://www.esl-lab.com/?no_redirect=true
3- http://ed.ted.com/
4- https://www.ted.com/talks
Thứ Sáu, 7 tháng 8, 2015
IFLScience and Arduino PID
http://www.iflscience.com/
Following this website, I can read and gain a lot of knowledge from some categories such as environment, technology, space, the brain, health and medicine, plants and animals, physics, and chemistry.
I just spend 30 minutes every day to read it and my reading skill improved day by day. That knowledge is not only useful for learning English, but also help my update news about technology or evolution in the world.
http://www.homofaciens.de/technics-computer-arduino-uno_en_navion.htm
The second website illustrate about mechatronics field that combined between mechanical and electronic. There are several tab for following this site, however, I really interested in the Arduino tutorial. Following this guide from the author, I can lean how can use Arduino electric board and connect to control other devices, for example, motor, LED, or how can display the parameter of input value onto the mini LCD. It was splendid in my mind that made me to think to research deeply in it.
Following this website, I can read and gain a lot of knowledge from some categories such as environment, technology, space, the brain, health and medicine, plants and animals, physics, and chemistry.
I just spend 30 minutes every day to read it and my reading skill improved day by day. That knowledge is not only useful for learning English, but also help my update news about technology or evolution in the world.
http://www.homofaciens.de/technics-computer-arduino-uno_en_navion.htm
The second website illustrate about mechatronics field that combined between mechanical and electronic. There are several tab for following this site, however, I really interested in the Arduino tutorial. Following this guide from the author, I can lean how can use Arduino electric board and connect to control other devices, for example, motor, LED, or how can display the parameter of input value onto the mini LCD. It was splendid in my mind that made me to think to research deeply in it.
Phân biệt "University" và "College"
Trích bài viết của GS Tuấn tại http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/
"Cơ cấu truyền thống: Faculty -> School -> Department
"Cơ cấu truyền thống: Faculty -> School -> Department
Theo cơ cấu tổ chức của các đại học truyền thống bên Úc và Anh, thì một đại học bao gồm nhiều phân khoa (theo cách gọi bằng tiếng Việt). Hai chữ “phân khoa” ở đây phải hiểu theo nghĩa chung, chứ không chỉ là Faculty (1). Phân khoa ở đây, ngoài Faculty, còn được gọi bằng một số danh từ khác như College, Division. Một phân khoa có nhiều School. Một School có nhiều Department.
Ví dụ 1: Phân khoa là Faculty. Đại học Sydney và Đại học NSW có các phân khoa như Faculty of Engineering, Faculty of Medicine, Faculty of Law, v.v. Trong Faculty of Medicine, có nhiều School, như School of Medical Sciences, School of Psychiatry, School of Public Health and Community Medicine, v.v.
Ví dụ 2: Phân khoa là Division: Đại học Oxford bên Anh có nhiều phân khoa, ngay xưa họ gọi là Faculty, nhưng nay thì đổi tên thành Division. Vẫn phân khoa đó, nhưng chỉ đổi từ Faculty sangDivision. ĐH Oxford có Division of Medical Science, Division of Social Sciences, Division of Humanities, v.v. Mỗi Division có nhiều Department hay School. Chẳng hạn như Division of Medical Sciences có Department of Biochemistry, Department of Pharmacology, Department of Clinical Medicine, v.v. Nhưng Division of Social Sciences thì họ gọi cơ quan trực thuộc là School hoặc Department: School of Business, School of Government, Department of Economics. Cách gọi Department hay School tuỳ thuộc vào qui mô của bộ môn. Một số đại học Mĩ (như UCSD) có vẻ theo xu hướng tổ chức này của Oxford.
Ví dụ 3: Phân khoa là College. Đại học OSU (Ohio State University) gọi phân khoa là College. Do đó, OSU có những College of Medicine, College of Law, College of Engineering, v.v. Dưới mỗi college là nhiều Department (hoặc Center, tuỳ theo qui mô). ĐH Cornell, và nhiều đại học lớn ở Á châu như ĐH Quốc gia Đài Loan (NTU), ĐH Quốc gia Seoul (SNU), v.v. cũng theo mô hình tổ chức này.
Ví dụ 4: Phân khoa là School. Đại học Stanford gọi phân khoa là School. Do đó, ĐH Stanford có những School of Medicine, School of Law, School of Engineering, School of Business, v.v. Dưới mỗi School là nhiều Department (hoặc Center, tuỳ theo qui mô).
Cách gọi phân khoa là college, faculty hay division, suy cho cùng chỉ là quyết định của hội đồng quản trị của trường. Chẳng hạn như ĐH Macquarie (Úc), trước đây họ gọi phân khoa là Faculty, nhưng khi có ban giám hiệu mới lên, họ đổi Faculty thành College, và nay họ lại quay về tên gọi Faculty!
Mô hình tổ chức phân khoa à school à department như trên có thể xem là chuẩn. Nhưng trong thực tế, cũng có nhiều trường hợp mà một đại học có một số Faculty, nhưng lại có 1 hay 2 School ngang cấp Faculty. Đây là những trường hợp mà những School đó chưa đủ qui mô để thành một Faculty / College, nên phải tạm gọi là School.
Cơ cấu mới
Trong vài năm gần đây, có xu hướng tổ chức đại học theo cơ cấu mà tiếng Anh gọi là flat structure – cơ cấu phẳng. Cơ cấu truyền thống Faculty/ College/Division -> School -> Department là cơ cấu phân tầng (hierarchical structure). Theo cơ cấu phẳng, một đại học sẽ có nhiều department, và nối kết các department với nhau là Division.
Chẳng hạn như đại học có 5 department tạm gọi là A, B, C, D, và E. Trường có thể qui tụ một số department thành một division. Một department có thể “thuộc về” 2 hay 3 division. Ví dụ như Department of Mathematics có thể nằm dưới Division of Engineering, nhưng cũng có thể nằm dưới Division Natural Science. Nói cách khác, Division 1 có thể có department A, B, C, D; Division 2 có thể có department C, D, E. Nhưng sự phụ thuộc này chỉ mang tính học thuật, chứ không phải hành chính. Cơ cấu tổ chức này được xem là linh động và tạo điều kiện cho các chuyên ngành làm việc chung với nhau.
College ở Úc và Anh
Ở Úc chịu ảnh hưởng sâu sắc hệ thống và truyền thống giáo dục anh Anh, nên chữ college có nhiều nghĩa. Nghĩa thứ nhất (hơi hiếm) là một phân khoa trong đại học. Nghĩa thứ hai là trường cao đẳng (theo nghĩa Việt Nam), những trường này có chức năng đào tạo nghề (cấp certificate và diploma hay associate diploma). Nghĩa thứ ba là trường trung học, thường là trường trung học tư thục.
Cần nói thêm rằng ngày xưa (>20 năm trước), Úc có 3 hệ thống giáo dục sau trung học: TAFE college, college of advanced education (CAE), và university. TAFE college tương đương với community college bên Mĩ. CAE là loại trường có chức năng đào tạo cấp cử nhân và masters, nhưng không đào tạo tiến sĩ, và giảng viên cao nhất là senior lecturer chứ không có professor. Hệ thống CAE này tồn tại từ năm 1967 đến thập niên 1990s, và sau này nâng cấp thành university.
Ở Úc, chữ college còn có nghĩa là một trường chuyên khoa (chỉ cho ngành y và luật). Chẳng hạn như Royal Australasian College of Physicians là một trường nhưng cũng có thể xem là một hội đoàn y khoa dành cho các bác sĩ chuyên khoa.
Nói tóm lại, ý nghĩa của chữ college tuỳ thuộc vào địa phương. Ở Mĩ, college thường dùng để chỉ một phân khoa trực thuộc một university, nhưng cũng có trường dưới danh xưng college nhưng thực chất có chức năng là một university. Ở Úc và Anh, college có thể là những trường trung học, là trường dạy nghề (tương đương với trung cấp ở Việt Nam), là trường hay giống như hội đoàn chuyên môn trong y khoa.
Nói chung, ngày nay tên đại học là một thương hiệu, nên cách gọi university, college, institute, hay thậm chí school không còn quan trọng. Như tôi có đề cập ở trên, có những trường đào tạo cấp cử nhân, masters và tiến sĩ, nhưng họ không lấy tên university, mà vẫn giữa tên cũ. Có thể kể đến những trường nổi tiếng này như Dartmouth College (Mĩ), California Institute of Technology (CalTech), Massachusetts Institute of Technology (MIT), London School of Economics (LSE), v.v. Một số trường có những tên gọi hơi lạ lùng với hai chữ university và college đi đôi trong tên, như University College London mà họ chỉ muốn biết đến như là UCL. Còn Royal Melbourne Institute of Technology (RMIT) trước kia là một học viện công nghệ, nhưng sau này khi trở thành đại học, họ vẫn giữ thương hiệu RMIT và chỉ thêm một chữ university đằng sau: RMIT University. Mới đây nhất là Đại học New South Wales, sau một thời gian biết dưới tên UNSW, nay đã đổi thành UNSW Australia, thậm chí không cần chữ university! Đó là những trường có đủ uy danh và tự tin, nên họ không cần đến danh xưng “university”.
Trường hợp Việt Nam thì có phần khác với cơ cấu trên. Nhiều trường đại học Việt Nam là đại học chuyên ngành, chứ không phải đa ngành như ở các nước phương Tây. Ví dụ như Đại học Y Hà Nội là một đại học chuyên ngành, dù có các “phân khoa”, nhưng nhìn theo cơ cấu đại học phương Tây thì có lẽ cách gọi thích hợp nhất là Hanoi College of Medicine, còn các “khoa” thì thực chất chỉ là Department (thậm chí thấp hơn).
Ở Việt Nam còn có tình trạng lạ lùng khác là có những đại học như Đại học Ngân hàng, hay Đại học Ngoại thương, mà đúng ra là một chuyên ngành của phân khoa kinh tế (?). Lại có những trường đại học mà tên có vẻ phản ảnh hai chuyên ngành xa nhau như Đại học Ngoại ngữ Tin học TPHCM. Trong những trường hợp này, tôi nghĩ cần phải có một cuộc cải cách “radical” bằng cách cho đại học một cái danh chứ không phải tên của chuyên ngành.
Chú thích:
(1) Dĩ nhiên, chữ faculty trong các đại học còn có nghĩa là các giáo sư hay những người giảng dạy và nghiên cứu có biên chế."
Những “thước đo” năng lực của một nhà khoa học
Trích nguyên văn bài viết của GS Tuấn tại http://tuanvannguyen.blogspot.jp/
"Thời gian gần đây, trên một vài diễn đàn báo chí trong nước, người ta bàn đến việc đánh giá nhà khoa học. Đây là vấn đề khó khăn và gai góc. Trong bài này tôi sẽ bàn qua một số chỉ số mà các đại học ngoài này hay sử dụng.
NVT
Việc đánh giá năng lực của một nhà khoa học là việc cần thiết. Các trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng năm phải tuyển dụng nhà khoa học, phải tuyển chọn nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ, và hội đồng tuyển chọn phải đi đến một quyết định chọn đúng người trong số nhiều ứng viên. Các trường đại học cũng cần đánh giá nhà khoa học, vì mỗi năm họ phải xét duyệt đề bạt các chức danh khoa bảng (như giáo sư, phó giáo sư) cho nhiều ứng viên. Các hội đồng tuyển chọn hay hội đồng khoa bảng cần những chỉ số khách quan để so sánh các ứng viên, và qua đó mà tuyển chọn đúng người hay đề bạt người xứng đáng vào các chức danh khoa bảng.
Nhưng việc đánh giá năng lực và sự nghiệp của một nhà khoa học là một việc làm khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất là do năng lực của một cá nhân lúc nào cũng là một đặc tính đa chiều và có nhiều tiêu chí. Chẳng hạn như một nhà khoa học, ngoài “sản phẩm” chính là sáng tạo tri thức mới, còn có những khía cạnh khác như đào tạo nghiên cứu sinh, phục vụ cho chuyên ngành, hay phục vụ cộng đồng. Cho đến nay, cộng đồng khoa học vẫn chưa nhất trí một công thức khách quan nhất để tồng hợp các tiêu chí này.
Có lẽ cách đơn giản nhất là đọc tất cả những công trình nghiên cứu của nhà khoa học, hay cách làm của Đại học Harvard khi đề bạt chức danh khoa bảng là thẩm định 5 công trình mà nhà khoa học tự đánh giá là có giá trị nhất. Nhưng ngay cả việc làm này phi thực tế, vì đòi hỏi thời gian và cần phải có những chuyên gia trong chuyên ngành. Ngay cả những chuyên gia trong ngành cũng chưa chắc khách quan trong việc đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, vì do cảm tính và cảm tình cá nhân của người đọc đối với nhà khoa học.
Do đó, để đánh giá năng lực một nhà khoa học, các hội đồng khoa bảng phải dựa vào một số chỉ số mang tính định lượng, dù biết rằng những chỉ số này tự nó cũng không hẳn là hoàn hảo. Hiện nay, có 3 chỉ số chính để đánh giá một nhà khoa học: số lượng ấn phẩm khoa học, hệ số ảnh hưởng (impact factor hay thường viết tắt là IF), và chỉ số Hirsch (thường viết tắt là H index).
Số lượng ấn phẩm khoa học
Sản phẩm chính và có lẽ quan trọng nhất của một nhà khoa học là số lượng ấn phẩm khoa học đã được công bố. Cần phải nói thêm rằng cụm từ “ấn phẩm khoa học” ở đây được hiểu theo nghĩa tiếng Anh là “original article”, hay “paper”, tức những bài báo nghiên cứu mang tính nguyên thủy đã được công bố trên một tập san khoa học, và tập san khoa học đó có một cơ chế bình duyệt (peer-review) và tập san đó được cộng đồng khoa học chuyên ngành công nhận. Công nhận ở đây có nghĩa là tập san được liệt kê trong các danh bạ của Viện thông tin khoa học (Institute of Scientific Information).
Ấn phẩm khoa học không bao gồm những bản tóm lược trong các hội nghị khoa học (abstract hay conference proceeding), những bài bình luận (commentary), những bài xã luận (editorial), hay những thư bình luận (letter to the editor) trên các tập san khoa học. Bài báo khoa học cũng không phải là những bài báo đăng trên các tạp chí phổ thông dù là của một hiệp hội chuyên môn; hay những bài đăng trên các tờ báo đại chúng, bởi vì những bài này không đáp ứng tiêu chuẩn đã qua bình duyệt của đồng nghiệp chuyên ngành.
Một số lớn các trường đại học phương Tây thường dựa vào số lượng bài báo khoa học như là một tiêu chuẩn để xét duyệt đề bạt các chức danh khoa bảng. Tuy không có qui định nào cụ thể là ứng viên phải có bao nhiêu bài báo để được xét duyệt, nhưng thông thường, những con số được "hiểu ngầm" là giáo sư dự khuyết (assistant professor) phải có từ 5 bài báo trở lên, phó giáo sư (associate professor) thì ít nhất là 20, và giáo sư (professor) thì ít nhất là 50.
Số lượng ấn phẩm phản ảnh một phần về phần lượng, phần năng suất của một nhà khoa học. Tuy nhiên, trong xu hướng hợp tác nghiên cứu khoa học như hiện nay, một bài báo (nhất là trong khoa học thực nghiệm như y khoa) thường có nhiều tác giả, và một số không ít những tác giả này chẳng có đóng góp gì cho công trình nghiên cứu nhưng được ghi tên “tác giả làm quà” (còn gọi gift authorship). Một nhà khoa học có thể có nhiều bài báo, nhưng trong thực tế chỉ là hợp tác, hay thậm chí là “tác giả làm quà”, và do đó số lượng ấn phẩm khoa học không phản ảnh được điều này.
Ngoài ra, số lượng ấn phẩm khoa học như nói trên chỉ phản ảnh phần lượng, nhưng có thể không phản ảnh phần phẩm chất. Một người có thể công bố nhiều công trình khoa học, nhưng là những công trình có chất lượng thấp thì không thể xem là có năng lực. Ngược lại, một nhà khoa học giỏi có thể chỉ công bố vài công trình, nhưng toàn là những công trình có giá trị lâu dài, những công trình được cộng đồng khoa học ghi nhận, nhưng số lượng không phản ảnh được tài năng của nhà khoa học.
Chỉ số trích dẫn
Một công trình khoa học có giá trị hay có chất lượng thường được trích dẫn. Trong một nghiên cứu [1] về lí do trích dẫn, các nhà khoa học trình bày những lí do sau đây : (a) ghi nhận công trạng của tác giả ; (b) kính trọng tác giả ; (c) phương pháp liên quan ; (d) bài báo cung cấp thông tin nền có ích ; (e) trích dẫn để phê bình hay phản nghiệm ; và (f) trích dẫn để làm cơ sở cho các phát biểu trong bài báo. Do đó, ngoài số lượng ấn phẩm khoa học, tần số trích dẫn là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học.
Chỉ số trích dẫn cũng rất khác biệt giữa các bộ môn khoa học, nhưng tính trung bình chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần mà thôi trong vòng 5 năm. Do đó, có đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng". Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên. Một nghiên cứu trong thập niên 1970s về tần số trích dẫn các nghiên cứu công bố trước khi các nhà khoa học được trao giải Nobel cho thấy tính trung bình, số lần trích dẫn là 62 (so với tần số trung bình của tất cả các nhà khoa học là 6 lần).
Cần nói thêm rằng theo phân tích của Viện ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55% không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố [2]! Trong các ngành như kĩ thuật (engineering), tần số không trích dẫn lên đến 70%. Ở nước ta, theo phân tích của tôi, khoảng 50% những bài báo toán học không được trích dẫn sau 10 năm công bố.
Chỉ số ảnh hưởng (impact factor)
Đánh giá chất lượng một công trình khoa học hay một bài báo khoa học không phải là việc làm đơn giản vì nó đòi hỏi thời gian và phương pháp đánh giá. Một công trình nghiên cứu cơ bản sau khi công bố có khi phải chờ đến 20 năm hay lâu hơn mới có khả năng ứng dụng, hay được cộng đồng khoa học chấp nhận. Tuy nhiên, đối với các hội đồng khoa bảng, họ không có thì giở phải chờ đến 20 năm sau để đánh giá một nhà khoa học; họ cần những chỉ số ngắn hạn nhưng đáng tin cậy để làm “thước đo” chất lượng nghiên cứu của một nhà khoa học.
Một trong những thước đo phổ biến hiện nay là hệ số ảnh hưởng hay impact factor (IF). Hệ số này được phát triển từ thập niên 1950s để đánh giá chất lượng tập san khoa học [3] ở Mĩ, và ngày nay được sử dụng trên toàn thế giới. Theo định nghĩa của Eugene Garfiled (người phát triển chỉ số IF), IF là tần số trích dẫn trung bình của những bài báo khoa học sau khi đã công bố trong vòng 2 năm. Cố nhiên, IF chỉ tính cho những tập san được liệt kê trong danh bạ ISI hay Journal Citation Report của ISI. Chỉ số IF được tính dựa vào số liệu trong 3 năm. Chẳng hạn như IF của năm 2005 của một tập san được tính như sau: IF = A/B, trong đó A là số lần trích dẫn trong năm 2005 của những bài báo đã công bố trong thời gian 2003-2004, và B là số bài báo đã công bố trong thời gian 2003-2004. Ví dụ: trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10,500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23.3. Mỗi năm ISI đánh giá cho khoảng 7,500 tập san trên thế giới. Hiện nay, IF của các tập san dao động từ 0.02 đến 69.
Chỉ số IF tuy được sử dụng rộng rãi, nhưng cũng bị phê bình rất nhiều. Một số khiếm khuyết của IF đã được chỉ ra trong quá khứ bao gồm những vấn đề liên quan đến văn hóa ngành, cách tính toán, :
• IF không biết đến sự khác biệt về "văn hóa" giữa các ngành khoa học, như ngành toán thường có chỉ số trích dẫn thấp hơn ngành vật lí ;
• IF tính luôn những bài bình luận và xã luận trong vế B (như nói trên) mà những bài này trong vế A ;
• IF không thể phân biệt xu hướng tác giả tự trích dẫn bài báo của mình ;
• IF trung bình hóa quá đáng, bởi vì trong thực tế chỉ có khoảng 20% trích dẫn của một tập san có thể chiếm đến 80% tổng số trích dẫn ;
• khoản thời gian 2 năm trong tính toán IF là quá ngắn và không công bằng cho các ngành khoa học cơ bản ;
• IF không phân biệt được những công trình nghiên cứu sai nhưng được trích dẫn thường xuyên để làm ví dụ.
Dù bị phê bình nhiều, nhưng IF vẫn được các cơ quan tài trợ nghiên cứu, đại học, và trung tâm khoa học áp dụng rộng rãi. Sự thật là hiện nay thế giới có trên 108.000 tạp chí khoa học với đủ thứ chất lượng “thượng vàng hạ cám” (con số này chưa kể đến các tạp chí trực tuyến). Do đó, một công trình nghiên cứu dù có chất lượng thấp cỡ nào đi nữa, và nếu tác giả kiên trì theo đuổi, thì công trình sẽ được in trong một tạp chí nào đó, cũng có thể mang tiếng “tạp chí quốc tế”. Do đó, việc sử dụng IF như là một tiêu chí để đánh giá năng lực của nhà khoa học là điều có thể hiểu được.
Như đề cập trên, bởi vì IF dao động rất lớn giữa các bộ môn khoa học. Chẳng hạn như các tập san thuộc bộ môn khoa học thực nghiệm thường có hệ số tác dụng cao hơn các tập san trong các ngành khoa học tự nhiên và toán học. Nhưng ngay cả trong cùng một bộ môn khoa học các tập san cũng có IF rất khác nhau. Chẳng hạn như trong ngành toán học, tập san “Bulletin of the American Mathematical Society” có IF khoảng 1.8, Annals of Methametics 1.7, nhưng tập san toán của Trung Quốc (Chinese Annals of Mathematics) có IF chỉ 0.3 hay tập san toán của Viện hàn lâm khoa học Nga (Russian Academy of Sciences Izvestiya Mathematics) có IF 0.04. Do đó, việc sử dụng IF trong khi đánh giá năng lực của một nhà khoa học cần phải đặt IF trong từng bộ môn khoa học, chứ không thể so sánh giữa các bộ môn.
Cho dù IF không phải là chỉ số hoàn hảo để “đo lường” ảnh hưởng của tập san và bị nhiều “tai tiếng”, nhưng trong thực tế bất cứ nhà khoa học nào cũng biết rằng công bố một bài báo trên các tập san có IF cao thường khó hơn rất nhiều so với công bố trên một tập san có IF gần bằng 0! Ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Pakistan, và ngay cả Hàn Quốc, Đài Loan, người ta thưởng cho nhà khoa học nào có những bài báo trên các tập san có IF cao.
Chỉ số Z và vị trí tác giả
Nghiên cứu khoa học trong những thập niên gần đây thường mang tính cách liên ngành. Một công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu thực nghiệm như y sinh học, đòi hỏi sự đóng góp từ rất nhiều nhà khoa học với các chuyên ngành như sinh hóa, y khoa lâm sàng, thống kê học và dịch tễ học, y học hạt nhân, sinh học phân tử, di truyền học, v.v... Không những trong các ngành khoa học thực nghiệm, mà ngay cả khoa học xã hội cũng có xu hướng liên ngành. Theo một phân tích vào thập niên 1960s, có đến 62% số lượng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học được trao giải Nobel là do hợp tác với các đồng nghiệp khác [4].
Xu hướng hợp tác liên ngành dẫn đến xu hướng đa tác giả trong các bài báo khoa học. Ngày nay, không ngạc nhiên khi có những bài báo trên các tập san lớn như Science, Nature, Cell, New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA ... mà danh sách tác giả có khi kéo dài đến nửa trang ! Do đó, một bài báo có thể xuất hiện trong hàng trăm lí lịch khác nhau.
Một trong những khó khăn trong các bài báo với nhiều tác giả là vấn đề định lượng công trạng (credit). Một cách hiển nhiên và theo cách hiểu thông thường, người nào có đóng góp nhiều nhất phải là tác giả đầu tiên, người có đóng góp quan trọng thứ hai đứng vai tác giả thứ hai … nhưng trong thực tế thì không đơn giản như thế. Trong thực tế, rất ít nhóm nghiên cứu tuân thủ theo các tiêu chuẩn trên đây, nhưng thứ tự tác giả thường được hoạch định theo một "văn hóa" của trung tâm nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu ngầm chấp nhận. Các "qui chế" bất thành văn trong các văn hóa này có thể tóm lược như sau [5]:
• Văn hóa thứ tự (sequence-determined credit). Theo văn hóa này, tác giả có công nhiều nhất (ý tưởng nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu, viết bản thảo) sẽ đứng tên tác giả số 1, người có công thứ hai đứng tên tác giả 2, và người có công ít nhất đứng tên tác giả sau cùng. Đối với văn hóa thứ tự, tác giả đầu tiên có k điểm, tác giả hai có k/2 điểm, tác giả 3 có k/3 điểm, v.v... trong đó k là IF của tập san.
• Văn hóa tương đương (equal contribution norm). Theo văn hóa này, tất cả các tác giả có mức độ đóng góp như nhau, và thứ tự tác giả sẽ được quyết định bằng chữ cái của họ. Nói cách khác, tác giả nào có chữ cái là A sẽ đứng tên tác giả đầu, và cứ theo thứ tụ đến tác giả sau cùng có chữ cái của họ là Z. Đối với văn hóa tương đương, việc tính điểm dễ hơn, vì chỉ cần lấy k chia cho số tác giả trong bài báo.
• Văn hóa "đầu chót" (first-last emphasis). Theo văn hóa này, tác giả thứ nhất và tác giả sau cùng là hai người có đóng góp nhiều nhất và chịu trách nhiệm về dữ liệu trong bài báo. Thông thường, tác giả thứ nhất là nghiên cứu sinh tiến sĩ hay hậu tiến sĩ, tác giả sau cùng là trưởng nhóm nghiên cứu của lab hay cơ sở nghiên cứu, và các tác giả theo sau tác giả đầu được xếp theo mức độ đóng góp. Đối với văn hóa trước đầu chót, tác giả đầu có k điểm, tác giả chót k/2 điểm, các tác giả còn lại có k/n điểm, trong đó n là tổng số tác giả.
• Văn hóa định lượng (percent contribution indicated). Trong văn hóa này, chi tiết về đóng góp của từng tác giả được liệt kê một cách vắn tắt, và định lượng trong nội bộ với nhau. Chẳng hạn như hai hay ba tác giả có đóng góp tương đương nhau, và thứ tự tác giả được sắp xếp theo chữ cái của họ hay theo một phương pháp khá khoa học : đó là ngẫu nhiên hóa ! Đối với văn hóa định lượng, mỗi tác giả i có số phần trăm đóng góp (kí hiệu là pi), và điểm cho từng tác giả chỉ đơn giản là kpi.
Do đó, chúng ta cần phải điều chỉnh chỉ số Hc cho vị trí tác giả. Mới đây, có đề nghị tính yếu tố Z (Z factor) như sau [6]:
Z = tổng số (IFi x Pi)
Trong công thức này, P là “contribution factor”, phản ảnh đóng góp của tác giả cho công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như tác giả đầu và cuối có P = 1, còn tác giả đóng vai trò hợp tác thì P có thể 0.3. IF là chỉ số ảnh hưởng của tập san. Thường thường, thời gian đòi hỏi một paper được trích dẫn cũng phải 2-5 năm, cho nên khi đánh giá thành tích trong năm, người đánh giá không có lựa chọn nào khác là dựa vào IF.
Do đó, một nhà khoa học công bố được N = 5 bài với IF của 5 tập san đó lần lược là 1, 2, 4.5, 2.5, và 3. Ngoài ra, trong số này nhà khoa học là tác giả chính của 2 bài, còn 3 bài kia là người hợp tác, chỉ số Z được tính như sau:
Z = 1×1 + 2×1 + 4.5×0.3 + 2.5×0.3 + 3×0.3 = 6
Một nhà khoa học khác cũng có 5 bài báo và cũng với IF như trên, nhưng nếu là tác giả chính thì chỉ số Z là 13.
Như vậy Z khắc phục được khiếm khuyết của số lượng bài báo và tính đến công trạng của tác giả. Tuy Z có phần tốt hơn IF, nhưng vấn đề lớn nhất của chỉ số Z là không tính phần trích dẫn và dựa vào IF, một chỉ số tự nó đã không hoàn hảo.
Chỉ số Hirsch (H index)
Nhưng hệ số ảnh hưởng IF chỉ phản ánh uy tín của tạp chí chứ không hẳn phản ảnh chất lượng của một bài báo cụ thể. Năm 2005, nhà vật lí học Jorge Hirsch (Đại học California San Diego) thực hiện một phân tích về xu hướng công bố bài báo khoa học và tần số trích dẫn, và qua kết quả phân tích, ông đề nghị một chỉ số mà ông lấy tên là H index (H có lẽ là viết tắt họ của ông) [7]. Ngay từ khi chỉ số H ra đời, có nhiều người tán thành và lấy đó làm thước đo thành tựu và ảnh hưởng của một nhà khoa học. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS, v.v… và các cơ quan quản lí khoa học ở Âu châu, Mĩ châu, Úc châu đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ, và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.
Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn. Mục tiêu của chỉ số H là đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học. Chỉ số H được định nghĩa như sau: Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N – H) được trích dẫn dưới H lần. Ví dụ, nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 20 có nghĩa là nhà khoa học này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần. Một giáo sư (professor) ở đại học có tiếng ở Mĩ thường có chỉ số H khoảng 20. Một nhà khoa học với H = 20 sau 20 năm làm khoa học có thể xem là một nhà khoa học thành công (successful); một chỉ số H = 40 sau 20 năm làm khoa học được xem là xuất sắc (outstanding) thường hay thấy ở các đại học hàng đầu hay viện nghiên cứu đẳng cấp quốc tế; một chỉ số H = 60 sau 20 năm làm nghiên cứu được xem là thật sự cá biệt (truly unique) [7].
Chỉ số H qua cách tính như mô tả có 2 vế : năng suất và ảnh hưởng của nhà khoa học. Tuy được phát triển để đánh giá năng lực một cá nhân, nhưng ngày nay, chỉ số H được sử dụng để đánh giá một nhóm nhà khoa học, phân khoa trong đại học, thậm chí đánh giá năng lực khoa học của một quốc gia. Ngay cả Viện thông tin khoa học (ISI Thomson) cũng sử dụng chỉ số H trong báo cáo của họ.
Nhưng chỉ số H vẫn chưa hoàn hảo. Trong những khiếm khuyết mà giới khoa học chỉ ra trong thời gian qua, có 3 khiếm khuyết lớn. Thứ nhất, chỉ số H luôn luôn tăng theo thời gian, và do đó tùy thuộc vào độ tuổi của nhà nghiên cứu và thời gian làm nghiên cứu. Thứ hai, chỉ số H không phân biệt được những nhà khoa học đã nghỉ hưu với những nhà khoa học đang làm việc. Thứ ba, chỉ số H còn tùy thuộc vào ngành khoa học, với các ngành khoa học tự nhiên và thực nghiệm (như vật lí, y sinh học) có xu hướng công bố nhiều công trình nghiên cứu và thường hay trích dẫn nhau hơn các nghành khoa học như toán học hay xã hội học.
Để khắc phục các khiếm khuyết về thời gian tính, một vài chỉ số khác đã được đề xuất để “điều chỉnh” chỉ số H. Để điều chỉnh cho thời gian làm nghiên cứu, Hirsch đề nghị chia chỉ số H cho thời gian làm nghiên cứu và ông gọi chỉ số này là Chỉ số m. Chẳng hạn như một người làm khoa học 30 năm với chỉ số H = 61 thì chỉ số m là 61 / 35 = 1,74.
Nhưng khiếm khuyết thứ ba là đáng quan tâm nhất. Chúng ta biết rằng các bộ môn khoa học có những văn hóa ngành khác nhau. Chẳng hạn như các ngành khoa học thực nghiệm thường có truyền thống trích dẫn cao hơn so với các ngành khoa học tự nhiên như toán học. Do đó, rất khó mà so sánh chỉ số H của một nhà vật lí học với một nhà toán học, nếu không có một hệ số điều chỉnh.
Khi phân tích tổng số bài báo từ 1995 đến 2005, người ta thấy tần số trích dẫn bình quân (tính trên mỗi bài báo) của ngành miễn dịch học là 19.55, vật lí 7.22, còn ngành toán chỉ 2.66, ngành khoa học máy tính 2.49, v.v... Do đó, người ta phải đề ra một chỉ số H chuẩn hóa (standardized H index). Cách chuẩn hóa là lấy ngành vật lí làm ngưỡng chuẩn. Chỉ số H chuẩn hóa (kí hiệu Hc) là Hc = H×c, trong đó H là chỉ số H do ISI cung cấp, và c là hệ số liên quan đến trích dẫn của một ngành khoa học. Chẳng hạn như hệ số c của ngành vật lí [đương nhiên là] 1, toán 1.83, khoa học máy tính 1.75, miễn dịch học 0.52. Do đó, nếu một nhà toán học có H = 10 thì Hc = 18.3, tức cao hơn một nhà vật lí học có cùng H.
Vài nhận xét
Thành quả nghiên cứu khoa học có thể đánh giá qua số lượng và chất lượng bài báo khoa học. Trong thời gian qua, đã có khá nhiều tranh cãi chung quanh con số và cách tính điểm bài báo khoa học trong qui trình đề bạt chức vụ giáo sư, nhưng chưa ai bàn đến cách đánh giá chất lượng bài báo khoa học. Chẳng hạn như vị cựu Thư ký Hội đồng Nhà nước về Chức danh Giáo sư, cho biết: "Mỗi ứng viên cho chức danh giáo sư phải có 2 điểm - tương đương với hai công trình - đăng trong các tạp chí uy tín", và mỗi ngành chỉ có hai "tạp chí uy tín" ở trong nước, hiểu theo nghĩa "nếu đăng ở đấy thì nó khó, chất lượng cao hơn. Còn việc chọn đâu là hai tạp chí uy tín của mỗi ngành thì do hội đồng ngành đề xuất, hội đồng thường trực sẽ thông qua. Còn các bài báo đăng ở tạp chí khoa học ngoài nước tất nhiên là không hạn chế rồi." Đây là một cách đánh giá theo số lượng là chính, nhưng không/chưa xét đến chất lượng một cách có hệ thống.
Nhưng phân tích trên đây cho thấy số lượng bài báo khoa học không phải là một chỉ số đáng tin cậy, vì còn có vấn đề nhiều tác giả và văn hóa ngành. Ngay cả IF chỉ là chỉ số phản ảnh chất lượng của tập san, chứ không phải cá nhân nhà khoa học. Trong trường hợp này, chỉ số Z có lẽ là một thước đo tương đối khách quan, nhưng để áp dụng chỉ số này, cần phải hiểu phân định công trạng trong văn hóa ngành.
Có lẽ chỉ số đánh giá năng lực của một nhà khoa học tốt nhất hiện nay là chỉ số H (hay các chỉ số được cải tiến như chỉ số m). Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng chỉ số H dựa vào tần số trích dẫn, mà tần số trích dẫn thì còn tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu (database). Hiện nay, có 3 cơ sở dữ liệu chính là ISI Web of Knowledge, Scopus, và Google Scholar, và mỗi cơ sở dữ liệu có những ưu và khuyết điểm riêng. Chẳng hạn như ISI Web of Knowledge có đầy đủ các tập san in (print journals), nhưng dữ liệu về các bài báo trong các hội nghị chính (vốn rất quan trọng trong ngành khoa học máy tính) thì không đầy đủ ; do đó, chỉ số H dựa vào ISI có thể thấp hơn so với thực tế cho các nhà khoa học máy tính. Scopus thì bao trùm tốt các bài báo trong hội nghị nhưng lại rất thiếu các tập san ; do đó, dựa vào nguồn dữ liệu này có thể cho ra chỉ số H thấp hơn thực tế. Google Scholar có khả năng bao trùm các tập san in và bài báo hội nghị, nhưng chỉ hạn chế những bài sau 1990 ; do đó, không thể sử dụng cơ sở dữ liệu này để tính chỉ số H.
Không có một chỉ số nào là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các chỉ số như H hay Z vẫn còn khách quan hơn là đánh giá dựa vào ý kiên cá nhân hay cơ chế bình duyệt (peer review). Trước đây, một số nước Âu châu, kể cả Anh, từng dựa vào cơ chế bình duyệt để đánh giá các đại học, nhưng sau 2008 họ quyết định áp dụng các chỉ số trích dẫn để đánh giá các đại học. Ở nước ta, việc đánh giá năng lực nhà khoa học đã được đặt ra, nhưng phương pháp đánh gia vẫn chưa thích hợp và chưa khách quan. Hi vọng rằng những chỉ số trình bày trên đây sẽ cung cấp cho các hội đồng khoa bảng và đại học một số thước đo để đánh giá năng lực nhà khoa học chính xác và khách quan hơn. Áp dụng các chỉ số trên đây để đánh giá hoạt động khoa học của một đại học hay trung tâm nghiên cứu cũng là một hình thức giúp khoa học nước ta hội nhập quốc tế.
Ghi chú :
[1] Lawani SM. Citation analysis and the quality of scientific productivity. BioScience 1977; 27:26-31. Trong phân tích này, người ta thấy các công trình của Albert Eistein được trích dẫn 346 lần trong năm 1974.
[2] Phelan TJ. A compendium of issues for citation analysis. Scientometrics 1999; 45:117-36. Theo một nghiên cứu khác, có đến 90% các bài báo khoa học công bố không bao giờ được trích dẫn hay tham khảo (xem L. I. Meho, The rise and rise of citation analysis, Physics World). Tuy nhiên, tôi nghĩ con số 90% này được tính cả những bản tóm tắt (abstract) trong các hội nghị và các conference papers. Do đó, con số 55% chính xác hơn.
[3] Garfield E. The impact factor [internet] Current Contents 1994 20;3-7 (cited 16 August 2002). Hệ số ảnh hưởng cũng không phải là một chỉ số hoàn hảo phản ảnh chất lượng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có chỉ số nào tốt hơn, cho nên giới khoa học vẫn phải sử dụng hệ số ảnh hưởng cho việc đề bạt giáo sư, tài trợ nghiên cứu, và đánh giá uy tín của một nhà khoa học. Ở Úc, khi ứng viên xin được đề bạt, ngoài danh sách bài báo khoa học, ứng viên còn phải cung cấp hệ số ảnh hưởng của tạp và số lần trích dẫn cho mỗi bài báo.
[4] Zuckerman H. Nobel laureates in science : patterns of productivity, collaboration, and authorship. American Sociological Review 1967 ; 32 :391-403.
[5] Tscharntke T, et al. Author sequence and credit for contributions in multiauthored publications. PLoS Biology January 2007 volume 5, issue 1, e18.
[6] Z factor : a new index for measuring academic research output. Molecular Pain 2008 ;4 :53.
[7] Chỉ số h do một nhà vật lí học đề nghị, và tài liệu tham khảo là: Hirsch, Jorge E., (2005), "An index to quantify an individual's scientific research output," Proc Natl Acad Sci USA 2005;102(46):16569-16572. Bài báo này có thể download hoàn toàn miễn phí từ địa chỉ sau đây: http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/102/46/16569. "
NVT
Việc đánh giá năng lực của một nhà khoa học là việc cần thiết. Các trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng năm phải tuyển dụng nhà khoa học, phải tuyển chọn nghiên cứu sinh và hậu tiến sĩ, và hội đồng tuyển chọn phải đi đến một quyết định chọn đúng người trong số nhiều ứng viên. Các trường đại học cũng cần đánh giá nhà khoa học, vì mỗi năm họ phải xét duyệt đề bạt các chức danh khoa bảng (như giáo sư, phó giáo sư) cho nhiều ứng viên. Các hội đồng tuyển chọn hay hội đồng khoa bảng cần những chỉ số khách quan để so sánh các ứng viên, và qua đó mà tuyển chọn đúng người hay đề bạt người xứng đáng vào các chức danh khoa bảng.
Nhưng việc đánh giá năng lực và sự nghiệp của một nhà khoa học là một việc làm khó khăn. Cái khó khăn lớn nhất là do năng lực của một cá nhân lúc nào cũng là một đặc tính đa chiều và có nhiều tiêu chí. Chẳng hạn như một nhà khoa học, ngoài “sản phẩm” chính là sáng tạo tri thức mới, còn có những khía cạnh khác như đào tạo nghiên cứu sinh, phục vụ cho chuyên ngành, hay phục vụ cộng đồng. Cho đến nay, cộng đồng khoa học vẫn chưa nhất trí một công thức khách quan nhất để tồng hợp các tiêu chí này.
Có lẽ cách đơn giản nhất là đọc tất cả những công trình nghiên cứu của nhà khoa học, hay cách làm của Đại học Harvard khi đề bạt chức danh khoa bảng là thẩm định 5 công trình mà nhà khoa học tự đánh giá là có giá trị nhất. Nhưng ngay cả việc làm này phi thực tế, vì đòi hỏi thời gian và cần phải có những chuyên gia trong chuyên ngành. Ngay cả những chuyên gia trong ngành cũng chưa chắc khách quan trong việc đánh giá các công trình nghiên cứu khoa học, vì do cảm tính và cảm tình cá nhân của người đọc đối với nhà khoa học.
Do đó, để đánh giá năng lực một nhà khoa học, các hội đồng khoa bảng phải dựa vào một số chỉ số mang tính định lượng, dù biết rằng những chỉ số này tự nó cũng không hẳn là hoàn hảo. Hiện nay, có 3 chỉ số chính để đánh giá một nhà khoa học: số lượng ấn phẩm khoa học, hệ số ảnh hưởng (impact factor hay thường viết tắt là IF), và chỉ số Hirsch (thường viết tắt là H index).
Số lượng ấn phẩm khoa học
Sản phẩm chính và có lẽ quan trọng nhất của một nhà khoa học là số lượng ấn phẩm khoa học đã được công bố. Cần phải nói thêm rằng cụm từ “ấn phẩm khoa học” ở đây được hiểu theo nghĩa tiếng Anh là “original article”, hay “paper”, tức những bài báo nghiên cứu mang tính nguyên thủy đã được công bố trên một tập san khoa học, và tập san khoa học đó có một cơ chế bình duyệt (peer-review) và tập san đó được cộng đồng khoa học chuyên ngành công nhận. Công nhận ở đây có nghĩa là tập san được liệt kê trong các danh bạ của Viện thông tin khoa học (Institute of Scientific Information).
Ấn phẩm khoa học không bao gồm những bản tóm lược trong các hội nghị khoa học (abstract hay conference proceeding), những bài bình luận (commentary), những bài xã luận (editorial), hay những thư bình luận (letter to the editor) trên các tập san khoa học. Bài báo khoa học cũng không phải là những bài báo đăng trên các tạp chí phổ thông dù là của một hiệp hội chuyên môn; hay những bài đăng trên các tờ báo đại chúng, bởi vì những bài này không đáp ứng tiêu chuẩn đã qua bình duyệt của đồng nghiệp chuyên ngành.
Một số lớn các trường đại học phương Tây thường dựa vào số lượng bài báo khoa học như là một tiêu chuẩn để xét duyệt đề bạt các chức danh khoa bảng. Tuy không có qui định nào cụ thể là ứng viên phải có bao nhiêu bài báo để được xét duyệt, nhưng thông thường, những con số được "hiểu ngầm" là giáo sư dự khuyết (assistant professor) phải có từ 5 bài báo trở lên, phó giáo sư (associate professor) thì ít nhất là 20, và giáo sư (professor) thì ít nhất là 50.
Số lượng ấn phẩm phản ảnh một phần về phần lượng, phần năng suất của một nhà khoa học. Tuy nhiên, trong xu hướng hợp tác nghiên cứu khoa học như hiện nay, một bài báo (nhất là trong khoa học thực nghiệm như y khoa) thường có nhiều tác giả, và một số không ít những tác giả này chẳng có đóng góp gì cho công trình nghiên cứu nhưng được ghi tên “tác giả làm quà” (còn gọi gift authorship). Một nhà khoa học có thể có nhiều bài báo, nhưng trong thực tế chỉ là hợp tác, hay thậm chí là “tác giả làm quà”, và do đó số lượng ấn phẩm khoa học không phản ảnh được điều này.
Ngoài ra, số lượng ấn phẩm khoa học như nói trên chỉ phản ảnh phần lượng, nhưng có thể không phản ảnh phần phẩm chất. Một người có thể công bố nhiều công trình khoa học, nhưng là những công trình có chất lượng thấp thì không thể xem là có năng lực. Ngược lại, một nhà khoa học giỏi có thể chỉ công bố vài công trình, nhưng toàn là những công trình có giá trị lâu dài, những công trình được cộng đồng khoa học ghi nhận, nhưng số lượng không phản ảnh được tài năng của nhà khoa học.
Chỉ số trích dẫn
Một công trình khoa học có giá trị hay có chất lượng thường được trích dẫn. Trong một nghiên cứu [1] về lí do trích dẫn, các nhà khoa học trình bày những lí do sau đây : (a) ghi nhận công trạng của tác giả ; (b) kính trọng tác giả ; (c) phương pháp liên quan ; (d) bài báo cung cấp thông tin nền có ích ; (e) trích dẫn để phê bình hay phản nghiệm ; và (f) trích dẫn để làm cơ sở cho các phát biểu trong bài báo. Do đó, ngoài số lượng ấn phẩm khoa học, tần số trích dẫn là một chỉ số rất quan trọng để đánh giá chất lượng nghiên cứu khoa học.
Chỉ số trích dẫn cũng rất khác biệt giữa các bộ môn khoa học, nhưng tính trung bình chỉ có trên dưới 1% bài báo khoa học được trích dẫn hơn 6 lần mà thôi trong vòng 5 năm. Do đó, có đề nghị là một bài báo được trích dẫn một cách độc lập (tức không phải chính tác giả tự trích dẫn) hơn 5 lần được xem là "có ảnh hưởng". Những công trình có ảnh hưởng lớn thường có số lần trích dẫn 100 lần trở lên. Một nghiên cứu trong thập niên 1970s về tần số trích dẫn các nghiên cứu công bố trước khi các nhà khoa học được trao giải Nobel cho thấy tính trung bình, số lần trích dẫn là 62 (so với tần số trung bình của tất cả các nhà khoa học là 6 lần).
Cần nói thêm rằng theo phân tích của Viện ISI, trong tất cả các bài báo khoa học công bố trên thế giới, có khoảng 55% không bao giờ được ai (kể cả chính tác giả) trích dẫn hay tham khảo sau 5 năm công bố [2]! Trong các ngành như kĩ thuật (engineering), tần số không trích dẫn lên đến 70%. Ở nước ta, theo phân tích của tôi, khoảng 50% những bài báo toán học không được trích dẫn sau 10 năm công bố.
Chỉ số ảnh hưởng (impact factor)
Đánh giá chất lượng một công trình khoa học hay một bài báo khoa học không phải là việc làm đơn giản vì nó đòi hỏi thời gian và phương pháp đánh giá. Một công trình nghiên cứu cơ bản sau khi công bố có khi phải chờ đến 20 năm hay lâu hơn mới có khả năng ứng dụng, hay được cộng đồng khoa học chấp nhận. Tuy nhiên, đối với các hội đồng khoa bảng, họ không có thì giở phải chờ đến 20 năm sau để đánh giá một nhà khoa học; họ cần những chỉ số ngắn hạn nhưng đáng tin cậy để làm “thước đo” chất lượng nghiên cứu của một nhà khoa học.
Một trong những thước đo phổ biến hiện nay là hệ số ảnh hưởng hay impact factor (IF). Hệ số này được phát triển từ thập niên 1950s để đánh giá chất lượng tập san khoa học [3] ở Mĩ, và ngày nay được sử dụng trên toàn thế giới. Theo định nghĩa của Eugene Garfiled (người phát triển chỉ số IF), IF là tần số trích dẫn trung bình của những bài báo khoa học sau khi đã công bố trong vòng 2 năm. Cố nhiên, IF chỉ tính cho những tập san được liệt kê trong danh bạ ISI hay Journal Citation Report của ISI. Chỉ số IF được tính dựa vào số liệu trong 3 năm. Chẳng hạn như IF của năm 2005 của một tập san được tính như sau: IF = A/B, trong đó A là số lần trích dẫn trong năm 2005 của những bài báo đã công bố trong thời gian 2003-2004, và B là số bài báo đã công bố trong thời gian 2003-2004. Ví dụ: trong 2 năm 2003 và 2004 tập san y khoa Lancet công bố 450 bài báo khoa học, và trong năm 2005 có 10,500 bài báo khác trích dẫn 450 bài báo đó, thì hệ số IF = 10.500 / 450 = 23.3. Mỗi năm ISI đánh giá cho khoảng 7,500 tập san trên thế giới. Hiện nay, IF của các tập san dao động từ 0.02 đến 69.
Chỉ số IF tuy được sử dụng rộng rãi, nhưng cũng bị phê bình rất nhiều. Một số khiếm khuyết của IF đã được chỉ ra trong quá khứ bao gồm những vấn đề liên quan đến văn hóa ngành, cách tính toán, :
• IF không biết đến sự khác biệt về "văn hóa" giữa các ngành khoa học, như ngành toán thường có chỉ số trích dẫn thấp hơn ngành vật lí ;
• IF tính luôn những bài bình luận và xã luận trong vế B (như nói trên) mà những bài này trong vế A ;
• IF không thể phân biệt xu hướng tác giả tự trích dẫn bài báo của mình ;
• IF trung bình hóa quá đáng, bởi vì trong thực tế chỉ có khoảng 20% trích dẫn của một tập san có thể chiếm đến 80% tổng số trích dẫn ;
• khoản thời gian 2 năm trong tính toán IF là quá ngắn và không công bằng cho các ngành khoa học cơ bản ;
• IF không phân biệt được những công trình nghiên cứu sai nhưng được trích dẫn thường xuyên để làm ví dụ.
Dù bị phê bình nhiều, nhưng IF vẫn được các cơ quan tài trợ nghiên cứu, đại học, và trung tâm khoa học áp dụng rộng rãi. Sự thật là hiện nay thế giới có trên 108.000 tạp chí khoa học với đủ thứ chất lượng “thượng vàng hạ cám” (con số này chưa kể đến các tạp chí trực tuyến). Do đó, một công trình nghiên cứu dù có chất lượng thấp cỡ nào đi nữa, và nếu tác giả kiên trì theo đuổi, thì công trình sẽ được in trong một tạp chí nào đó, cũng có thể mang tiếng “tạp chí quốc tế”. Do đó, việc sử dụng IF như là một tiêu chí để đánh giá năng lực của nhà khoa học là điều có thể hiểu được.
Như đề cập trên, bởi vì IF dao động rất lớn giữa các bộ môn khoa học. Chẳng hạn như các tập san thuộc bộ môn khoa học thực nghiệm thường có hệ số tác dụng cao hơn các tập san trong các ngành khoa học tự nhiên và toán học. Nhưng ngay cả trong cùng một bộ môn khoa học các tập san cũng có IF rất khác nhau. Chẳng hạn như trong ngành toán học, tập san “Bulletin of the American Mathematical Society” có IF khoảng 1.8, Annals of Methametics 1.7, nhưng tập san toán của Trung Quốc (Chinese Annals of Mathematics) có IF chỉ 0.3 hay tập san toán của Viện hàn lâm khoa học Nga (Russian Academy of Sciences Izvestiya Mathematics) có IF 0.04. Do đó, việc sử dụng IF trong khi đánh giá năng lực của một nhà khoa học cần phải đặt IF trong từng bộ môn khoa học, chứ không thể so sánh giữa các bộ môn.
Cho dù IF không phải là chỉ số hoàn hảo để “đo lường” ảnh hưởng của tập san và bị nhiều “tai tiếng”, nhưng trong thực tế bất cứ nhà khoa học nào cũng biết rằng công bố một bài báo trên các tập san có IF cao thường khó hơn rất nhiều so với công bố trên một tập san có IF gần bằng 0! Ở các nước đang phát triển như Trung Quốc, Pakistan, và ngay cả Hàn Quốc, Đài Loan, người ta thưởng cho nhà khoa học nào có những bài báo trên các tập san có IF cao.
Chỉ số Z và vị trí tác giả
Nghiên cứu khoa học trong những thập niên gần đây thường mang tính cách liên ngành. Một công trình nghiên cứu, nhất là nghiên cứu thực nghiệm như y sinh học, đòi hỏi sự đóng góp từ rất nhiều nhà khoa học với các chuyên ngành như sinh hóa, y khoa lâm sàng, thống kê học và dịch tễ học, y học hạt nhân, sinh học phân tử, di truyền học, v.v... Không những trong các ngành khoa học thực nghiệm, mà ngay cả khoa học xã hội cũng có xu hướng liên ngành. Theo một phân tích vào thập niên 1960s, có đến 62% số lượng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học được trao giải Nobel là do hợp tác với các đồng nghiệp khác [4].
Xu hướng hợp tác liên ngành dẫn đến xu hướng đa tác giả trong các bài báo khoa học. Ngày nay, không ngạc nhiên khi có những bài báo trên các tập san lớn như Science, Nature, Cell, New England Journal of Medicine, Lancet, JAMA ... mà danh sách tác giả có khi kéo dài đến nửa trang ! Do đó, một bài báo có thể xuất hiện trong hàng trăm lí lịch khác nhau.
Một trong những khó khăn trong các bài báo với nhiều tác giả là vấn đề định lượng công trạng (credit). Một cách hiển nhiên và theo cách hiểu thông thường, người nào có đóng góp nhiều nhất phải là tác giả đầu tiên, người có đóng góp quan trọng thứ hai đứng vai tác giả thứ hai … nhưng trong thực tế thì không đơn giản như thế. Trong thực tế, rất ít nhóm nghiên cứu tuân thủ theo các tiêu chuẩn trên đây, nhưng thứ tự tác giả thường được hoạch định theo một "văn hóa" của trung tâm nghiên cứu mà các nhà nghiên cứu ngầm chấp nhận. Các "qui chế" bất thành văn trong các văn hóa này có thể tóm lược như sau [5]:
• Văn hóa thứ tự (sequence-determined credit). Theo văn hóa này, tác giả có công nhiều nhất (ý tưởng nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu, phân tích số liệu, viết bản thảo) sẽ đứng tên tác giả số 1, người có công thứ hai đứng tên tác giả 2, và người có công ít nhất đứng tên tác giả sau cùng. Đối với văn hóa thứ tự, tác giả đầu tiên có k điểm, tác giả hai có k/2 điểm, tác giả 3 có k/3 điểm, v.v... trong đó k là IF của tập san.
• Văn hóa tương đương (equal contribution norm). Theo văn hóa này, tất cả các tác giả có mức độ đóng góp như nhau, và thứ tự tác giả sẽ được quyết định bằng chữ cái của họ. Nói cách khác, tác giả nào có chữ cái là A sẽ đứng tên tác giả đầu, và cứ theo thứ tụ đến tác giả sau cùng có chữ cái của họ là Z. Đối với văn hóa tương đương, việc tính điểm dễ hơn, vì chỉ cần lấy k chia cho số tác giả trong bài báo.
• Văn hóa "đầu chót" (first-last emphasis). Theo văn hóa này, tác giả thứ nhất và tác giả sau cùng là hai người có đóng góp nhiều nhất và chịu trách nhiệm về dữ liệu trong bài báo. Thông thường, tác giả thứ nhất là nghiên cứu sinh tiến sĩ hay hậu tiến sĩ, tác giả sau cùng là trưởng nhóm nghiên cứu của lab hay cơ sở nghiên cứu, và các tác giả theo sau tác giả đầu được xếp theo mức độ đóng góp. Đối với văn hóa trước đầu chót, tác giả đầu có k điểm, tác giả chót k/2 điểm, các tác giả còn lại có k/n điểm, trong đó n là tổng số tác giả.
• Văn hóa định lượng (percent contribution indicated). Trong văn hóa này, chi tiết về đóng góp của từng tác giả được liệt kê một cách vắn tắt, và định lượng trong nội bộ với nhau. Chẳng hạn như hai hay ba tác giả có đóng góp tương đương nhau, và thứ tự tác giả được sắp xếp theo chữ cái của họ hay theo một phương pháp khá khoa học : đó là ngẫu nhiên hóa ! Đối với văn hóa định lượng, mỗi tác giả i có số phần trăm đóng góp (kí hiệu là pi), và điểm cho từng tác giả chỉ đơn giản là kpi.
Do đó, chúng ta cần phải điều chỉnh chỉ số Hc cho vị trí tác giả. Mới đây, có đề nghị tính yếu tố Z (Z factor) như sau [6]:
Z = tổng số (IFi x Pi)
Trong công thức này, P là “contribution factor”, phản ảnh đóng góp của tác giả cho công trình nghiên cứu. Chẳng hạn như tác giả đầu và cuối có P = 1, còn tác giả đóng vai trò hợp tác thì P có thể 0.3. IF là chỉ số ảnh hưởng của tập san. Thường thường, thời gian đòi hỏi một paper được trích dẫn cũng phải 2-5 năm, cho nên khi đánh giá thành tích trong năm, người đánh giá không có lựa chọn nào khác là dựa vào IF.
Do đó, một nhà khoa học công bố được N = 5 bài với IF của 5 tập san đó lần lược là 1, 2, 4.5, 2.5, và 3. Ngoài ra, trong số này nhà khoa học là tác giả chính của 2 bài, còn 3 bài kia là người hợp tác, chỉ số Z được tính như sau:
Z = 1×1 + 2×1 + 4.5×0.3 + 2.5×0.3 + 3×0.3 = 6
Một nhà khoa học khác cũng có 5 bài báo và cũng với IF như trên, nhưng nếu là tác giả chính thì chỉ số Z là 13.
Như vậy Z khắc phục được khiếm khuyết của số lượng bài báo và tính đến công trạng của tác giả. Tuy Z có phần tốt hơn IF, nhưng vấn đề lớn nhất của chỉ số Z là không tính phần trích dẫn và dựa vào IF, một chỉ số tự nó đã không hoàn hảo.
Chỉ số Hirsch (H index)
Nhưng hệ số ảnh hưởng IF chỉ phản ánh uy tín của tạp chí chứ không hẳn phản ảnh chất lượng của một bài báo cụ thể. Năm 2005, nhà vật lí học Jorge Hirsch (Đại học California San Diego) thực hiện một phân tích về xu hướng công bố bài báo khoa học và tần số trích dẫn, và qua kết quả phân tích, ông đề nghị một chỉ số mà ông lấy tên là H index (H có lẽ là viết tắt họ của ông) [7]. Ngay từ khi chỉ số H ra đời, có nhiều người tán thành và lấy đó làm thước đo thành tựu và ảnh hưởng của một nhà khoa học. Ngày nay, các tập san khoa học danh tiếng như Nature, Science, Cell, PNAS, v.v… và các cơ quan quản lí khoa học ở Âu châu, Mĩ châu, Úc châu đều sử dụng chỉ số H để làm cơ sở cho đề bạt, cấp tài trợ, và đánh giá thành công của một nhà khoa học hay một nhóm nghiên cứu.
Chỉ số H được tính toán dựa vào số công trình công bố và số lần trích dẫn. Mục tiêu của chỉ số H là đo lường mức độ ảnh hưởng tích lũy của một nhà khoa học. Chỉ số H được định nghĩa như sau: Chỉ số H của một nhà khoa học là H công trình trong số N công trình của nhà khoa học đó được trích dẫn ít nhất là H lần, và (N – H) được trích dẫn dưới H lần. Ví dụ, nếu một nhà khoa học có chỉ số H = 20 có nghĩa là nhà khoa học này có 20 công trình nghiên cứu với mỗi công trình được trích dẫn ít nhất là 20 lần. Một giáo sư (professor) ở đại học có tiếng ở Mĩ thường có chỉ số H khoảng 20. Một nhà khoa học với H = 20 sau 20 năm làm khoa học có thể xem là một nhà khoa học thành công (successful); một chỉ số H = 40 sau 20 năm làm khoa học được xem là xuất sắc (outstanding) thường hay thấy ở các đại học hàng đầu hay viện nghiên cứu đẳng cấp quốc tế; một chỉ số H = 60 sau 20 năm làm nghiên cứu được xem là thật sự cá biệt (truly unique) [7].
Chỉ số H qua cách tính như mô tả có 2 vế : năng suất và ảnh hưởng của nhà khoa học. Tuy được phát triển để đánh giá năng lực một cá nhân, nhưng ngày nay, chỉ số H được sử dụng để đánh giá một nhóm nhà khoa học, phân khoa trong đại học, thậm chí đánh giá năng lực khoa học của một quốc gia. Ngay cả Viện thông tin khoa học (ISI Thomson) cũng sử dụng chỉ số H trong báo cáo của họ.
Nhưng chỉ số H vẫn chưa hoàn hảo. Trong những khiếm khuyết mà giới khoa học chỉ ra trong thời gian qua, có 3 khiếm khuyết lớn. Thứ nhất, chỉ số H luôn luôn tăng theo thời gian, và do đó tùy thuộc vào độ tuổi của nhà nghiên cứu và thời gian làm nghiên cứu. Thứ hai, chỉ số H không phân biệt được những nhà khoa học đã nghỉ hưu với những nhà khoa học đang làm việc. Thứ ba, chỉ số H còn tùy thuộc vào ngành khoa học, với các ngành khoa học tự nhiên và thực nghiệm (như vật lí, y sinh học) có xu hướng công bố nhiều công trình nghiên cứu và thường hay trích dẫn nhau hơn các nghành khoa học như toán học hay xã hội học.
Để khắc phục các khiếm khuyết về thời gian tính, một vài chỉ số khác đã được đề xuất để “điều chỉnh” chỉ số H. Để điều chỉnh cho thời gian làm nghiên cứu, Hirsch đề nghị chia chỉ số H cho thời gian làm nghiên cứu và ông gọi chỉ số này là Chỉ số m. Chẳng hạn như một người làm khoa học 30 năm với chỉ số H = 61 thì chỉ số m là 61 / 35 = 1,74.
Nhưng khiếm khuyết thứ ba là đáng quan tâm nhất. Chúng ta biết rằng các bộ môn khoa học có những văn hóa ngành khác nhau. Chẳng hạn như các ngành khoa học thực nghiệm thường có truyền thống trích dẫn cao hơn so với các ngành khoa học tự nhiên như toán học. Do đó, rất khó mà so sánh chỉ số H của một nhà vật lí học với một nhà toán học, nếu không có một hệ số điều chỉnh.
Khi phân tích tổng số bài báo từ 1995 đến 2005, người ta thấy tần số trích dẫn bình quân (tính trên mỗi bài báo) của ngành miễn dịch học là 19.55, vật lí 7.22, còn ngành toán chỉ 2.66, ngành khoa học máy tính 2.49, v.v... Do đó, người ta phải đề ra một chỉ số H chuẩn hóa (standardized H index). Cách chuẩn hóa là lấy ngành vật lí làm ngưỡng chuẩn. Chỉ số H chuẩn hóa (kí hiệu Hc) là Hc = H×c, trong đó H là chỉ số H do ISI cung cấp, và c là hệ số liên quan đến trích dẫn của một ngành khoa học. Chẳng hạn như hệ số c của ngành vật lí [đương nhiên là] 1, toán 1.83, khoa học máy tính 1.75, miễn dịch học 0.52. Do đó, nếu một nhà toán học có H = 10 thì Hc = 18.3, tức cao hơn một nhà vật lí học có cùng H.
Vài nhận xét
Thành quả nghiên cứu khoa học có thể đánh giá qua số lượng và chất lượng bài báo khoa học. Trong thời gian qua, đã có khá nhiều tranh cãi chung quanh con số và cách tính điểm bài báo khoa học trong qui trình đề bạt chức vụ giáo sư, nhưng chưa ai bàn đến cách đánh giá chất lượng bài báo khoa học. Chẳng hạn như vị cựu Thư ký Hội đồng Nhà nước về Chức danh Giáo sư, cho biết: "Mỗi ứng viên cho chức danh giáo sư phải có 2 điểm - tương đương với hai công trình - đăng trong các tạp chí uy tín", và mỗi ngành chỉ có hai "tạp chí uy tín" ở trong nước, hiểu theo nghĩa "nếu đăng ở đấy thì nó khó, chất lượng cao hơn. Còn việc chọn đâu là hai tạp chí uy tín của mỗi ngành thì do hội đồng ngành đề xuất, hội đồng thường trực sẽ thông qua. Còn các bài báo đăng ở tạp chí khoa học ngoài nước tất nhiên là không hạn chế rồi." Đây là một cách đánh giá theo số lượng là chính, nhưng không/chưa xét đến chất lượng một cách có hệ thống.
Nhưng phân tích trên đây cho thấy số lượng bài báo khoa học không phải là một chỉ số đáng tin cậy, vì còn có vấn đề nhiều tác giả và văn hóa ngành. Ngay cả IF chỉ là chỉ số phản ảnh chất lượng của tập san, chứ không phải cá nhân nhà khoa học. Trong trường hợp này, chỉ số Z có lẽ là một thước đo tương đối khách quan, nhưng để áp dụng chỉ số này, cần phải hiểu phân định công trạng trong văn hóa ngành.
Có lẽ chỉ số đánh giá năng lực của một nhà khoa học tốt nhất hiện nay là chỉ số H (hay các chỉ số được cải tiến như chỉ số m). Tuy nhiên, cần phải ghi nhận rằng chỉ số H dựa vào tần số trích dẫn, mà tần số trích dẫn thì còn tùy thuộc vào cơ sở dữ liệu (database). Hiện nay, có 3 cơ sở dữ liệu chính là ISI Web of Knowledge, Scopus, và Google Scholar, và mỗi cơ sở dữ liệu có những ưu và khuyết điểm riêng. Chẳng hạn như ISI Web of Knowledge có đầy đủ các tập san in (print journals), nhưng dữ liệu về các bài báo trong các hội nghị chính (vốn rất quan trọng trong ngành khoa học máy tính) thì không đầy đủ ; do đó, chỉ số H dựa vào ISI có thể thấp hơn so với thực tế cho các nhà khoa học máy tính. Scopus thì bao trùm tốt các bài báo trong hội nghị nhưng lại rất thiếu các tập san ; do đó, dựa vào nguồn dữ liệu này có thể cho ra chỉ số H thấp hơn thực tế. Google Scholar có khả năng bao trùm các tập san in và bài báo hội nghị, nhưng chỉ hạn chế những bài sau 1990 ; do đó, không thể sử dụng cơ sở dữ liệu này để tính chỉ số H.
Không có một chỉ số nào là hoàn chỉnh. Tuy nhiên, các chỉ số như H hay Z vẫn còn khách quan hơn là đánh giá dựa vào ý kiên cá nhân hay cơ chế bình duyệt (peer review). Trước đây, một số nước Âu châu, kể cả Anh, từng dựa vào cơ chế bình duyệt để đánh giá các đại học, nhưng sau 2008 họ quyết định áp dụng các chỉ số trích dẫn để đánh giá các đại học. Ở nước ta, việc đánh giá năng lực nhà khoa học đã được đặt ra, nhưng phương pháp đánh gia vẫn chưa thích hợp và chưa khách quan. Hi vọng rằng những chỉ số trình bày trên đây sẽ cung cấp cho các hội đồng khoa bảng và đại học một số thước đo để đánh giá năng lực nhà khoa học chính xác và khách quan hơn. Áp dụng các chỉ số trên đây để đánh giá hoạt động khoa học của một đại học hay trung tâm nghiên cứu cũng là một hình thức giúp khoa học nước ta hội nhập quốc tế.
Ghi chú :
[1] Lawani SM. Citation analysis and the quality of scientific productivity. BioScience 1977; 27:26-31. Trong phân tích này, người ta thấy các công trình của Albert Eistein được trích dẫn 346 lần trong năm 1974.
[2] Phelan TJ. A compendium of issues for citation analysis. Scientometrics 1999; 45:117-36. Theo một nghiên cứu khác, có đến 90% các bài báo khoa học công bố không bao giờ được trích dẫn hay tham khảo (xem L. I. Meho, The rise and rise of citation analysis, Physics World). Tuy nhiên, tôi nghĩ con số 90% này được tính cả những bản tóm tắt (abstract) trong các hội nghị và các conference papers. Do đó, con số 55% chính xác hơn.
[3] Garfield E. The impact factor [internet] Current Contents 1994 20;3-7 (cited 16 August 2002). Hệ số ảnh hưởng cũng không phải là một chỉ số hoàn hảo phản ảnh chất lượng, nhưng cho đến nay vẫn chưa có chỉ số nào tốt hơn, cho nên giới khoa học vẫn phải sử dụng hệ số ảnh hưởng cho việc đề bạt giáo sư, tài trợ nghiên cứu, và đánh giá uy tín của một nhà khoa học. Ở Úc, khi ứng viên xin được đề bạt, ngoài danh sách bài báo khoa học, ứng viên còn phải cung cấp hệ số ảnh hưởng của tạp và số lần trích dẫn cho mỗi bài báo.
[4] Zuckerman H. Nobel laureates in science : patterns of productivity, collaboration, and authorship. American Sociological Review 1967 ; 32 :391-403.
[5] Tscharntke T, et al. Author sequence and credit for contributions in multiauthored publications. PLoS Biology January 2007 volume 5, issue 1, e18.
[6] Z factor : a new index for measuring academic research output. Molecular Pain 2008 ;4 :53.
[7] Chỉ số h do một nhà vật lí học đề nghị, và tài liệu tham khảo là: Hirsch, Jorge E., (2005), "An index to quantify an individual's scientific research output," Proc Natl Acad Sci USA 2005;102(46):16569-16572. Bài báo này có thể download hoàn toàn miễn phí từ địa chỉ sau đây: http://www.pnas.org/cgi/content/abstract/102/46/16569. "
Thứ Năm, 6 tháng 8, 2015
Nhận dạng tập san khoa học dỏm
Trích bài viết của GS Tuấn tại http://tuanvannguyen.blogspot.jp/
"Nhận dạng tập san khoa học dỏm đã trở thành một nhu cầu quan trọng ở VN, vì có nhiều đồng nghiệp đã trở thành nạn nhân của những tập san dỏm. Trước đây, tôi có viết một bài về các "tiêu chí" (hay dấu hiệu) để nhận dạng các tập san dỏm này. Nhưng tôi mới sưu tầm trên mạng một bài viết của JeffreyBeall, đầy đủ hơn bài của tôi, và tôi tóm lược sau đây để các bạn chú ý và sử dụng khi cần để phân biệt dỏm và thật.
Danh sách các tập san có thể là dỏm:
Biên tập và nhân sự
· Chủ nhà xuất bản cũng là tổng biên tập.
· Không có cá nhân nào được liệt kê là tổng biên tập.
· Tập san không có ban biên tập hay nhóm chuyên gia bình duyệt.
· Không có thông tin về nơi công tác (affiliation) của các thành viên trong ban biên tập.
· Không có chứng cứ cho thấy ban biên tập hay tổng biên tập có chuyên môn hay tư cách chuyên môn để "gác cổng" học thuật.
· Thành viên trong ban biên tập có tên trong 2 (hay hơn) tập san của cùng nhà xuất bản.
· Giả tạo danh sách thành viên ban biên tập, tức thành viên ảo, không có ngoài đời. Thỉnh thoảng có tập san đưa tên các nhà khoa học danh tiếng vào ban biên tập nhưng họ không hề hay biết.
Hoạt động: cơ sở xuất bản
· Thiếu minh bạch trong thương vụ xuất bản.
· Không có chính sách và qui định về "digital preservation".
· Phụ thuộc vào ấn phí của tác giả trong việc điều hành nhà xuất bản.
· Khởi đầu với rất nhiều tập san.
· Cung cấp không đầy đủ thông tin, hay dấu diếm thông tin, về ấn phí.
Liêm chính
· Tên của tập san không nhất quán với sứ mệnh của tập san.
· Tên của tập san không phản ảnh đầy đủ nguồn gốc của nó (ví dụ như tập san với tên “Canadian” hay “Swiss” trong tên chẳng có liên quan gì đến Canada và Thụy Sĩ).
· Tập san giả mạo rằng có impact factor, hay dùng vài chỉ số chưa được công nhận (như số views).
· Nhà xuất bản thường gửi spam email đến các nhà khoa học nhờ bình duyệt, và mời nộp bài.
· Nhà xuất bản nói dối rằng họ có trong danh bạ danh tiếng như ISI và Scopus.
· Nhà xuất bản không có biện pháp ngăn chận các hành vi gian lận như đạo văn, tự đạo văn, đạo đức, v.v.
· Nhà xuất bản yêu câu tác giả chính đề cử chuyên gia bình duyệt, và sử dụng các chuyên gia đó mà không xem qua thành tích khoa học của họ.
Vài khía cạnh khác: Nhà xuất bản "predatory" có thể:
· Công bố những bài báo đã được công bố trên các tập san khác mà không hề ghi nguồn.
· Dùng ngôn ngữ thậm xưng như "leading publisher" dù nhà xuất bản chỉ mới ra đời.
· Thường có địa chỉ ở các nước như China, Ấn Độ, Phi châu, hoặc có địa chỉ ở một nước phương Tây nhưng công bố bài ở các nước đang phát triển.
· Không biên tập bài báo, hay biên tập rất tối thiểu.
· Công bố những bài báo chẳng có gì là học thuật tính, nhưng luận văn phổ thông hay dành cho đại chúng.
· Có địa chỉ liên lạc "contact us" nhưng chỉ dưới hình thức trực tuyến mà không có địa chỉ email hay địa chỉ bưu điện.
Các cách làm dưới đây có thể xem là chuẩn mực thấp dù chưa hẳn là ở dạng "predatory", nhưng tác giả phải chú ý:
· Nhà xuất bản sao chép nguyên văn phần hướng dẫn cho tác giả ("authors guidelines") của các nhà xuất bản nổi tiếng khác.
· Nhà xuất bản cung cấp không đầy đủ thông tin để liên lạc, như không cho biết tổng hành dinh ở đâu.
· Nhà xuất bản xuất bản những tập san có cái tên rất chung chung (nhưJournal of Education) để thu hút nhiều bản thảo và để tăng thu nhập.
· Nhà xuất bản xuất bản nhưng tập san hỗn hợp giữa 2 hay nhiều lĩnh vực (như International Journal of Business, Humanities and Technology).
· Nhà xuất bản đòi tác giả chuyển nhượng bản quyền và giữ tác quyền về nội dung của tập san. Hoặc tập san đòi tác quyền ngay khi nộp bài báo
· Nhà xuất bản không duy trì website tốt, hay website có những đường link bị gãy, sai tiếng Anh, v.v.
· Nhà xuất bản dùng các hình ảnh từ các website khác một cách bất hợp pháp.
· Nhà xuất bản gửi nhiều spam email đến các nhà khoa học để tìm tác giả, người bình duyệt, và thành viên ban biên tập.
· Nhà xuất bản dùng các email có địa chỉ như .gmail.com, yahoo.com, hotmail.com, v.v.
· Nhà xuất bản không có chính sách về Open Access, hay hiểu sai nguyên lí của Open Access.
· Nhà xuất bản không có chính sách về rút lại bài báo, không có chính sách chỉnh sửa khi bài báo có sai sót.
· Nhà xuất bản không có số ISSN và DOI.
· Nhà xuất bản thường dùng những cái tên như Network, Center, Association, Institute, v.v.
· Nhà xuất bản có quá nhiều quảng cáo trên trang web và gây ảnh hưởng đến việc đọc thông tin trên trang web.
· Nhà xuất bản không phải là thành viên của hiệp hội nào để dễ kiểm tra.
· Nhà xuất bản có khi link vào website của các hội nghị nghiêm chỉnh, làm như có liên quan đến các hội đoàn chuyên môn đó.
· Nhà xuất bản thường hứa công bố nhanh và bình duyệt nhanh.
· Nhà xuất bản tập trung vào tác giả (chứ không phải độc giả) và ấn phí. Họ không quan tâm đến chất lượng, mà chỉ quan tâm đến tiền.
· Nhà xuất bản thật ra chỉ là một cá nhân có thể có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng không có kinh nghiệm gì trong xuất bản khoa học.
· Nhà xuất bản sao chép tên tập san từ các nhà xuất bản khác.
· Chẳng ai trong ban biên tập từng công bố trên các tập san trong ISI hay Scopus. "
Tiêu chí để nhận dạng tập san khoa học dỏm
Trích nguyên bài viết của GS Tuấn tại http://tuanvannguyen.blogspot.jp/
"Hôm nọ, một người bạn báo cho một tin vui, vì anh mới có một bài báo khoa học vừa được chấp nhận cho công bố. Anh ấy còn kèm theo lá thư chấp nhận, mà trong đó có đoạn [trích nguyên văn, kể cả sai sót về văn phạm và ngữ vựng] "We are Pleased to Inform you that your draft Paper Mentioned above has been Accepted by the International Journal of Engineering and Innovative Technology Editorial Board Committee. […] We reserve the rights to reject your paper if the payment is not done within fewnumbers of days after Date of Acceptance." (Tạm dịch: Chúng tôi hân hạnh báo cho ông biết rằng bản thảo bài báo của ông như đề cập trên đã được hội đồng biên tập chấp nhận cho công bố. […] Chúng tôi có quyền từ chối công bố bài báo nếu ông không trả ấn phí đúng thời hạn, tức sau vài ngày bài báo được chấp nhận).
Chỉ cần đọc qua lá thư, tôi đã thấy đây rất có thể là một tập san dỏm. Tôi nghĩ rằng đây chỉ là một thương vụ làm tiền đeo mặt nạ tập san khoa học quốc tế. Cảm nhận đó tôi có được vì chẳng có tập san học thuật nghiêm chỉnh nào lại đe doạ tác giả nếu không trả tiền phí thì bài báo sẽ bị từ chối! Tôi đề nghị người bạn nên xem lại, cụ thể là rút lại bản thảo, và không trả tiền.
Anh bạn tôi có lẽ không phải là người duy nhất trở thành nạn nhân của những trò lừa đảo này. Nói chuyện với một anh bạn khác đang làm quản lí khoa học của một đại học lớn ở Sài Gòn thì anh cho biết trường anh cũng đang đau đầu với tình trạng này. Một số giảng viên có lẽ chưa có kinh nghiệm nên gửi bài cho những tập san dỏm, được chấp nhận rất nhanh, và họ yêu cầu trường trả tiền ấn phí + tiền thưởng. Nhưng khi trường kiểm tra thì toàn tập san dỏm hay nghi ngờ là dỏm. Sự việc dẫn đến tranh cãi đáng lẽ không nên có giữa giảng viên và lãnh đạo của trường.
Trong mấy năm gần đây, tình trạng các tập san dỏm mọc lên như nấm. Sự ra đời của mấy "tập san" này là xuất phát từ phong trào Open Access (OA, tức tập san Mở). Nói xuất phát từ OA thì không công bằng, phải nói đúng hơn là: lợi dụng phong trào OA. Nói theo tiếng Việt là "té nước theo mưa". Tập san Mở là một trào lưu rất hay, và tôi ủng hộ các tập san Mở. Nhưng có những thương vụ đội lốt khoa học và OA để làm tiền, bằng cách dựng lên những tập san có dánh dấp hay cái dáng dấp khoa học. Nói thẳng ra, đây là những tập san dỏm, đúng theo nghĩa của nó, tức là không có tính chất học thuật gì cả, mà chỉ là các cơ sở làm tiền. Cái khó khăn là các tập san này càng này càng biến hoá như vi khuẩn biến hoá, nên có khi rất khó phân biệt thật và giả. Khó là vì những tập san dỏm và tinh ranh nó xuất hiện như là những tập san thật hay nửa thật nửa giả, làm cho các tác giả chưa am hiểu trong ngành tưởng là thật. Họ có những cái tên rất kêu như International, Archives, Proceedings, v.v.
Thật ra, nếu là người trong ngành và am hiểu thì nhận ra ngay tập san dỏm và thật. Nếu các bạn hỏi tôi tập san nào là thật trong chuyên ngành xương khớp hay nội tiết tôi sẽ biết dễ dàng. Chỉ cần đọc tên tập san là đã biết, thậm chí biết cả đẳng cấp của tập san đó trong ngành. Nhưng nếu là người ngoài ngành thì việc nhận dạng và phân biệt dỏm và thật có khi không dễ. Thật ra, người ngoài ngành cũng có thể phân biệt thật giả, nhưng phải tốn thì giờ để tìm hiểu và đối chiếu với các tiêu chí trong cộng đồng khoa học.
Tiêu chí nhận dạng tập san dỏm
Tôi nghĩ đến vài nhóm tiêu chí giúp nhận dạng tập san dỏm: đặc điểm nhà xuất bản, ban biên tập, và các khía cạnh "linh tinh" khác.
Thứ nhất, tập san dỏm thường được xuất bản bởi những "nhà xuất bản" đáng ngờ, như chẳng có danh tiếng, không nằm trong hiệp hội xuất bản nào, không có địa chỉ đất (đường phố và thành phố rõ ràng) mà chỉ là trực tuyến, và thường có địa chỉ ở một nước phương Tây nhưng toàn công bố bài ở các nước đang phát triển. Có những nhà xuất bản có địa chỉ ở những nước như Tàu, Ấn Độ, Ả Rập, Phi châu. Thật ra, nói "nhà xuất bản" là cho oai, chứ trong thực tế, đó chỉ là một cái nhà, căn hộ apartment, hay thậm chí chỉ một cái máy computer nối mạng!
Khía cạnh thứ hai cần chú ý là ban biên tập. Một tập san nghiêm chỉnh thường (không phải tất cả) là do các hiệp hội chuyên môn điều hành hay bảo trợ. Chẳng hạn như tập san Osteoporosis International là do Hội loãng xương quốc tế chủ trương, hay JAMA là của Hiệp hội Y khoa Hoa Kì sáng lập và xuất bản. Do đó, ban biên tập là các thành viên của hiệp hội, và họ chỉ phục vụ theo nhiệm kì. Mỗi nhiệm kì thường 2 năm, nhưng cũng có khi 5 năm. Sau nhiệm kì, ban biên tập có thành viên mới và dĩ nhiên là tổng biên tập mới. Ngược lại, các tập san dỏm thường chẳng có hiệp hội nào bảo trợ cả. Họ cũng có ban biên tập, nhưng thành viên ban biên tập là những người "vô danh", hoặc không có địa chỉ cụ thể, hoặc chưa bao giờ công bố nghiên cứu trên các tập san có uy tín cao. Có tập san dỏm có tổng biên tập cũng là chủ nhà xuất bản! (Bởi vì "nhà xuất bản" chỉ có … 1 người).
Ngoài ra, các tập san dỏm thường có những ngôn từ rất "đao to búa lớn" trong danh xưng, và cố gắng nhái tập san thật. Chẳng hạn như tập san chính thống là Journal of Biological Chemistry thì họ nhái là "Journal of Biological Sciences"! Ngoài ra, tiếng Anh của họ thì rất kém, sai sót về văn phạm và ngữ vựng rất nhiều (như trong lá thư tôi trình bày trong phần đầu của bài viết).
Còn nhiều tín hiệu khác để nhận dạng dỏm, và đã được Jeffrey Beall (thủ thư của Đại học Colorado) liệt kê chi tiết (1). Tôi thấy các tiêu chí này rất có ích nên đã diễn dịch lại trong trang blog cá nhân (2). Ngoài ra, dựa vào các tín hiệu trên, Beall còn liệt kê một danh sách tập san dỏm hay có thể là dỏm (3).
Ý nghĩa
Phân biệt tập san dỏm và thật có ý nghĩa quan trọng. Trước hết là để mình không thành nạn nhân của chúng, những tập san có tên là "predatory journals". Kế đến là giúp cho đồng nghiệp không bị các tập san dỏm lừa gạt và trở thành chuyện tiếu lâm của người khác. Quan trọng hơn, trong bối cảnh Chính phủ có nghị định thưởng cho các nhà khoa học có công bố quốc tế, việc phân biệt tập san dỏm và thật giúp cho giới quản lí thưởng đúng người thay vì thưởng cho những tác giả có bài trên tập san dỏm. Hi vọng những thông tin trong bài này giúp ích các bạn nhận dạng được tập san dỏm và thật.
Đọc thêm và tham khảo:
(1) Trang web đề ra những tiêu chí để nhận dạng tập san dỏm:
(3) Trang web này liệt kê danh sách một số tập san dỏm hay có thể là dỏm: http://scholarlyoa.com/individual-journals/
Tiêu chí nhận dạng tập san dỏm
Nhận dạng tập san khoa học dỏm đã trở thành một nhu cầu quan trọng ở VN, vì có nhiều đồng nghiệp đã trở thành nạn nhân của những tập san dỏm. Trước đây, tôi có viết một bài về các "tiêu chí" (hay dấu hiệu) để nhận dạng các tập san dỏm này. Nhưng tôi mới sưu tầm trên mạng một bài viết của JeffreyBeall, đầy đủ hơn bài của tôi, và tôi tóm lược sau đây để các bạn chú ý và sử dụng khi cần để phân biệt dỏm và thật.
Biên tập và nhân sự
- Chủ nhà xuất bản cũng là tổng biên tập.
- Không có cá nhân nào được liệt kê là tổng biên tập.
- Tập san không có ban biên tập hay nhóm chuyên gia bình duyệt.
- Không có thông tin về nơi công tác (affiliation) của các thành viên trong ban biên tập.
- Không có chứng cứ cho thấy ban biên tập hay tổng biên tập có chuyên môn hay tư cách chuyên môn để "gác cổng" học thuật.
- Thành viên trong ban biên tập có tên trong 2 (hay hơn) tập san của cùng nhà xuất bản.
- Giả tạo danh sách thành viên ban biên tập, tức thành viên ảo, không có ngoài đời. Thỉnh thoảng có tập san đưa tên các nhà khoa học danh tiếng vào ban biên tập nhưng họ không hề hay biết.
Hoạt động: cơ sở xuất bản
- Thiếu minh bạch trong thương vụ xuất bản.
- Không có chính sách và qui định về "digital preservation".
- Phụ thuộc vào ấn phí của tác giả trong việc điều hành nhà xuất bản.
- Khởi đầu với rất nhiều tập san.
- Cung cấp không đầy đủ thông tin, hay dấu diếm thông tin, về ấn phí.
Liêm chính
- Tên của tập san không nhất quán với sứ mệnh của tập san.
- Tên của tập san không phản ảnh đầy đủ nguồn gốc của nó (ví dụ như tập san với tên “Canadian” hay “Swiss” trong tên chẳng có liên quan gì đến Canada và Thụy Sĩ).
- Tập san giả mạo rằng có impact factor, hay dùng vài chỉ số chưa được công nhận (như số views).
- Nhà xuất bản thường gửi spam email đến các nhà khoa học nhờ bình duyệt, và mời nộp bài.
- Nhà xuất bản nói dối rằng họ có trong danh bạ danh tiếng như ISI và Scopus.
- Nhà xuất bản không có biện pháp ngăn chận các hành vi gian lận như đạo văn, tự đạo văn, đạo đức, v.v.
- Nhà xuất bản yêu câu tác giả chính đề cử chuyên gia bình duyệt, và sử dụng các chuyên gia đó mà không xem qua thành tích khoa học của họ.
Vài khía cạnh khác: Nhà xuất bản "predatory" có thể:
- Công bố những bài báo đã được công bố trên các tập san khác mà không hề ghi nguồn.
- Dùng ngôn ngữ thậm xưng như "leading publisher" dù nhà xuất bản chỉ mới ra đời.
- Thường có địa chỉ ở các nước như China, Ấn Độ, Phi châu, hoặc có địa chỉ ở một nước phương Tây nhưng công bố bài ở các nước đang phát triển.
- Không biên tập bài báo, hay biên tập rất tối thiểu.
- Công bố những bài báo chẳng có gì là học thuật tính, nhưng luận văn phổ thông hay dành cho đại chúng.
- Có địa chỉ liên lạc "contact us" nhưng chỉ dưới hình thức trực tuyến mà không có địa chỉ email hay địa chỉ bưu điện.
Các cách làm dưới đây có thể xem là chuẩn mực thấp dù chưa hẳn là ở dạng "predatory", nhưng tác giả phải chú ý:
- Nhà xuất bản sao chép nguyên văn phần hướng dẫn cho tác giả ("authors guidelines") của các nhà xuất bản nổi tiếng khác.
- Nhà xuất bản cung cấp không đầy đủ thông tin để liên lạc, như không cho biết tổng hành dinh ở đâu.
- Nhà xuất bản xuất bản những tập san có cái tên rất chung chung (nhưJournal of Education) để thu hút nhiều bản thảo và để tăng thu nhập.
- Nhà xuất bản xuất bản nhưng tập san hỗn hợp giữa 2 hay nhiều lĩnh vực (như International Journal of Business, Humanities and Technology).
- Nhà xuất bản đòi tác giả chuyển nhượng bản quyền và giữ tác quyền về nội dung của tập san. Hoặc tập san đòi tác quyền ngay khi nộp bài báo
- Nhà xuất bản không duy trì website tốt, hay website có những đường link bị gãy, sai tiếng Anh, v.v.
- Nhà xuất bản dùng các hình ảnh từ các website khác một cách bất hợp pháp.
- Nhà xuất bản gửi nhiều spam email đến các nhà khoa học để tìm tác giả, người bình duyệt, và thành viên ban biên tập.
- Nhà xuất bản dùng các email có địa chỉ như .gmail.com, yahoo.com, hotmail.com, v.v.
- Nhà xuất bản không có chính sách về Open Access, hay hiểu sai nguyên lí của Open Access.
- Nhà xuất bản không có chính sách về rút lại bài báo, không có chính sách chỉnh sửa khi bài báo có sai sót.
- Nhà xuất bản không có số ISSN và DOI.
- Nhà xuất bản thường dùng những cái tên như Network, Center, Association, Institute, v.v.
- Nhà xuất bản có quá nhiều quảng cáo trên trang web và gây ảnh hưởng đến việc đọc thông tin trên trang web.
- Nhà xuất bản không phải là thành viên của hiệp hội nào để dễ kiểm tra.
- Nhà xuất bản có khi link vào website của các hội nghị nghiêm chỉnh, làm như có liên quan đến các hội đoàn chuyên môn đó.
- Nhà xuất bản thường hứa công bố nhanh và bình duyệt nhanh.
- Nhà xuất bản tập trung vào tác giả (chứ không phải độc giả) và ấn phí. Họ không quan tâm đến chất lượng, mà chỉ quan tâm đến tiền.
- Nhà xuất bản thật ra chỉ là một cá nhân có thể có kinh nghiệm trong kinh doanh, nhưng không có kinh nghiệm gì trong xuất bản khoa học.
- Nhà xuất bản sao chép tên tập san từ các nhà xuất bản khác.
- Chẳng ai trong ban biên tập từng công bố trên các tập san trong ISI hay Scopus. "
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)